CÔNG TY ĐÁ HẢI NAM GÓP MẶT TẠI LỄ TƯỞNG NIỆM 885 NGÀY HÓA ĐỨC VUA LÝ THẦN TÔNG
1. Triều Lý – Âm vang lịch sử
– Nhà Lý với 8 triều vua (1010 – 1225) , gồm:
Lý Thái Tổ (1010-1028)
Lý Thái Tông (1028-1954)
Lý Thánh Tông (1054-1072)
Lý Nhân Tông (1072-1127)
Lý Thần Tông (1127-1138)
Lý Anh Tông (1138-1175)
Lý Cao Tông (1175-1210)
Lý Huệ Tông (1210-1224)
Không chỉ xây dựng nền độc lập của nước Đại Việt. 6 thế kỷ sau (1605) của Nhà Lý, một tấm bia cỡ lớn do Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan biên soạn, đã ghi ngay từ dòng đầu “Đất nước thanh bình, thịnh trị được làm nên bởi nhân dân thời đại ấy”. Bia ghi công ơn của 8 đời vua Lý, đặt tại đền thờ Lý Bát Đế ở làng Cổ Pháp tên xưa – và làng Đình Bảng tên nay. Bia nói rõ “bởi nhân dân thời đại ấy” nhưng nhân dân, con cháu các đời sau không ai biết sử lại không nhớ đến công ơn 8 vị vua triều Lý.
2. Vua Lý Thần Tông vị vua đặc biệt nhất thời nhà Lý
Lý Thần Tông (1116 – 31 tháng 10 năm 1138)
Niên hiệu: Thiên Thuận:1128-1132; Thiên Chương Bảo Tự:1133-1137
Tên đầy đủ: Lý Dương Hoán 李陽煥
Năm sinh : 1116
Năm lên ngôi: 15/01/1128
Thời gian trị vì: 10 năm
– Là vị hoàng đế thứ năm của triều đại nhà Lý nước Đại Việt. Ông trị vì từ năm 1128 đến khi qua đời năm 1138, tổng cộng là 10 năm.
– Các bộ sử đời Lê sơ có nhận xét về Lý Thần Tông trên quan điểm Tống Nho: “Vua khi mới lên ngôi hãy còn trẻ dại, đến khi lớn lên, tư chất thông minh, độ lượng nên việc sửa sang chính sự, dùng người hiền tài, thủy chung đều chính, nhiệm nặt khúc nôi, không gì sai lệch. Tuy thân mang ác tật nhưng rồi chữa lành, cũng là nhờ có ý trời cả. Song quá thích điềm lành, tôn sùng đạo Phật, chẳng đáng quý gì.”
Ngô Sĩ Liên – Đại Việt Sử ký Toàn thư
3. Những thành tựu trong thời gian trị vì của Lý Thần Tông
– Tuy ông ở ngôi chỉ 10 năm, nhưng ông đã kế thừa những di sản tư tưởng nhân văn quân sự quý báu của các vị vua tiền bối, thực hiện nhiều hoạt động mang tính nhân văn tiến bộ. Trong thời gian làm vua, Lý Thần Tông được nhiều quan lại trong triều giúp đỡ như Lê Bá Ngọc, Lưu Khánh Đàm. Các nước láng giềng đều có quan hệ tốt. Ông cũng rất tin đạo phật, Lý Thần Tông thể hiện sự quan tâm bằng việc mở rộng xây chùa, tô tượng, khánh thành bảo tháp được tiến hành thường xuyên.
Bên cạnh đó, nhiều đóng góp trong nông nghiệp với chính sách “ngự binh ư nông”. Trong các triều đại trước ngụ binh ư nông đã được nghiên cứu như một ý tưởng và thực hiện ở một vài nơi, nhưng chưa thành chính sách cụ thể của quốc gia. Từ thực tiễn của đất nước và mối quan hệ giữa nhà binh với nhà nông, vua Lý Thần Tông đã quyết định thực hiện chính sách ngụ binh ư nông trong phạm vi cả nước, coi đó là chính sách của quốc gia trong việc kết hợp kinh tế với củng cố quốc phòng.
4. Truyền thống thờ cúng các vua nhà Lý ở Đền Đô, từ sơn, Bắc Ninh
– Giới thiệu về Đền Đô
Nằm cách Hà Nội chỉ chừng 20km về phía Bắc, đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) tọa lạc tại xóm Thượng, thôn Đình Bảng (nay là khu phố Thượng, phường Đình Bảng, TP. Từ Sơn, Bắc Ninh).
– Đền Đô được xây dựng từ thế kỉ thứ 11 và còn được gọi tên là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế. Đền là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Với diện tích hơn 31,000m2, đền Đô có 21 công trình lớn nhỏ được chia làm khu nội thành và khu ngoại thành và với trung tâm là đền thờ chính.
– Đền Đô được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vào ngày 25/01/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
5. Ngày hóa Đức vua Lý Thần Tông
– Vua Lý Thần Tông qua đời ngày 26 tháng 9 năm Mậu Ngọ tức 1138 thọ 23 tuổi, táng ở lăng Đường Gio trong khu thọ Lăng Thiên Đức, di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp tỉnh tại quyết định số 1034-QĐ UBND ngày 17 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
– Hàng năm, cứ đến ngày 26 tháng 9 (âm lịch), để tưởng niệm vị vua anh minh, tài đức và có nhiều giai thoại sống mãi với thời gian, người dân đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày hóa Vua Lý Thần Tông.
6. Đá ốp lát Hải Nam góp mặt tại lễ tưởng niệm 885 ngày hóa đức vua Lý Thần Tông
– Trong lễ tưởng niệm ngày hóa của Đức vua, ngoài sự có mặt đông đảo của nhân dân các địa phương. Đây cũng là dịp để HẢI NAM thể hiện tình cảm và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đạo lý cao đẹp của dân tộc. Trong không khí thành kính, trang nghiêm, HẢI NAM cùng các cán bộ và các cụ đã dâng hương tưởng nhớ công lao của Đức vua Lý Thần Tôn, vị vua anh minh, tài đức và có nhiều giai thoại sống mãi với thời gian.
– CÔNG TY ĐÁ HẢI NAM do doanh nhân Phan Hoa Nam sáng lập và điều hành, là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực thiết kế, thi công các công trình bằng vật liệu đá.
– HẢI NAM tự hào là công ty hàng đầu trong danh mục Đại lý Đá tự nhiên ở Hà Nội. Trong suốt hành trình của mình, HẢI NAM đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trong ngành. HẢI NAM cũng vô cùng tự hào bởi chính sản phẩm và dịch vụ của HẢI NAM ã tạo dựng được niềm tin và sự hài lòng của khách hàng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc HẢI NAM sẽ thu hút được một lượng lớn khách hàng, và con số này tiếp tục tăng lên từng ngày. Trong tương lai gần, HẢI NAM mong muốn mở rộng dòng sản phẩm và dịch vụ của mình và phục vụ lượng khách hàng lớn hơn trên khắp Việt Nam.
Tại đây, doanh nhân Phan Hoa Nam cũng thành tâm gửi những mong cầu tốt đẹp cho doanh nghiệp, gia đình.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, tin chắc Đá Hải Nam sẽ bứt phá hơn nữa trong thời gian tới.
.
Bài viết cùng chuyên mục
NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN ĐÁ TỰ NHIÊN ĐỂ TẠO NÊN NGÔI NHÀ CHẤT LƯỢNG
CÁC LOẠI ĐÁ GRANITE ALASKA – GIÁ ĐÁ ALASKA
ĐÁ GRANITE VÀNG ALASKA ỐP MẶT TIỀN ĐẸP CAO CẤP